Abu-l-'Atahiya (tên
đầy đủ: Abu Isħaq Ismā'īl ibn Qāsim al-ˤAnazī, 748 – 828) – nhà thơ, nhà triết
học Ả Rập. Thơ của ông chủ yếu là những lời giáo huấn bằng thơ về sự phù vân
của kiếp người, về cuộc sống phẩm hạnh.
Tiểu sử:
Abu l-Atahiyya sinh ở Kufa. Bố làm nghề cắt tóc, Abu l-Atahiyya biết làm thơ từ bé và được sự đón nhận của công chúng. Cuộc đời ông phần lớn sống ởBaghdad và ít có những
biến cố lớn. Tình yêu của Abu l-Atahiyya dành cho Utba, vợ của Al Mahdi đã mang
lại cho nhà thơ nhiều đớn đau và bất hạnh, đây cũng là một nguyên nhân chính
biến nhà thơ dần dần trở thành người mang tâm trạng của một người theo đuổi chủ
nghĩa khổ hạnh.
Sáng tạo của Abu l-Atahiyya có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là nhà thơ trữ tình với những bài thơ tình viết về Utba tha thiết và say đắm. Dần dần chủ nghĩa khổ hạnh thay thế khuynh hướng trữ tình lạng mạn bằng những vần thơ suy ngẫm về tình yêu và cuộc sống mang đậm chất triết học mà, một mặt nào đó, được đánh giá là còn vượt cả nhà thơ mù Al Maarri. Cũng như nhiều nhà thơ đương thời, Abu l-Atahiyya là người có công trong việc đổi mới và sáng tạo, thổi một luồng gió mới vào thơ ca Ả Rập.
Abu l-Atahiyya mất vào khoảng năm 828 ở Baghdad.
Thư mục:
*Nickolson, A literary history of the Arabs, L., 1907
*Крачковский И. Ю., Поэтическое творчество Абу-ль-Атахии, Избр. соч., т. 2, М.—Л., 1956.
Tiểu sử:
Abu l-Atahiyya sinh ở Kufa. Bố làm nghề cắt tóc, Abu l-Atahiyya biết làm thơ từ bé và được sự đón nhận của công chúng. Cuộc đời ông phần lớn sống ở
Sáng tạo của Abu l-Atahiyya có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là nhà thơ trữ tình với những bài thơ tình viết về Utba tha thiết và say đắm. Dần dần chủ nghĩa khổ hạnh thay thế khuynh hướng trữ tình lạng mạn bằng những vần thơ suy ngẫm về tình yêu và cuộc sống mang đậm chất triết học mà, một mặt nào đó, được đánh giá là còn vượt cả nhà thơ mù Al Maarri. Cũng như nhiều nhà thơ đương thời, Abu l-Atahiyya là người có công trong việc đổi mới và sáng tạo, thổi một luồng gió mới vào thơ ca Ả Rập.
Abu l-Atahiyya mất vào khoảng năm 828 ở Baghdad.
Thư mục:
*Nickolson, A literary history of the Arabs, L., 1907
*Крачковский И. Ю., Поэтическое творчество Абу-ль-Атахии, Избр. соч., т. 2, М.—Л., 1956.
4 bài thơ
TÔI HỎI THÁNH ALA
TÔI HỎI THÁNH ALA
Hỏi tôi
với nỗi buồn và đau điếng:
“Có phải con yêu Utba
bằng tình yêu chân chính?”
Và tôi trả lời
bằng giọng chân thành:
“Tình của con như máu
chảy về tim.
Còn con tim của con –
Ngài xem! - đau lắm
Có vô số những vết thương
như dao chém.
Con đã hoài công
gọi về ông thầy thuốc
Nhưng bệnh của con
chỉ ngôi mồ chữa được.
Chỉ có áo quan
một màu trắng toát.
Chữa được tình yêu
không thể nào chia cắt.
Người mà con yêu
làm say mê người khác…
Con hiểu một khi yêu
thì khổ đau không thoát.
TUỔI TRẺ CỦA TA
Tuổi trẻ của ta hãy quay về
Ta gọi ngươi, ta khóc, ta đau khổ
Những sợi tóc của ta trắng xoá
Ta sẽ đem nhuộm đen đi
Ta bây giờ như cây cối mùa thu
Ta đứng một mình trong gió
Ta khóc về quá khứ
Những tháng năm hoài phí, lỡ làng trôi
Hãy quay về tuổi trẻ của ta ơi
Người sẽ không còn nhận biết
Kẻ tóc bạc này đã đánh mất
Điều may mắn cuối cùng.
SUỐT ĐÊM TÔI SƯỞI ẤM
Suốt đêm tôi sưởi ấm
Chiếc gối đã cháy lên
Linh hồn đã đóng băng
Chỉ cơn đau vẫn sống.
Chui vào máu của tôi
Người cho vay nặng lãi
Người không quen chờ đợi
Làm tôi phải rối bời.
Hạnh phúc một phút giây
Suốt đời tôi trả nợ
Em còn tìm đâu nữa
Kẻ ngốc ở trên đời?
Em tỏa sáng hết mình
Bằng vẻ đẹp thanh xuân
Tiên nữ nơi xa ấy
Cũng không đẹp bằng em.
Bên em anh lãng quên
Đồng cỏ chốn thiên đàng
Quên dòng sông mật ngọt
Quên cảnh đẹp và tiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét