Qays ibn al-Mulawwah
là nhà thơ người Bedouin yêu Layla ibn bint Mahdi Sa'd là người cùng bộ lạc.
Chàng trai làm thơ ca ngợi tình yêu dành cho Layla. Sau đó chàng xin phép bố
của Layla để cưới cô làm vợ thì bị từ chối vì theo phong tục của bộ lạc, điều
này sẽ làm chia rẽ bộ tộc. Sau đó Layla được gả cho một người đàn ông khác. Khi
nghe tin Layla sắp lấy chồng thì Qays liền bỏ nhà đi vào sa mạc, người thân và
gia đình hết sức thuyết phục chàng nhưng không thể, họ đành để đồ ăn cho chàng
giữa sa mạc. Đôi khi họ nhìn thấy chàng đang đọc thơ về Layla cho chính mình
hoặc dùng gậy viết thơ lên cát. Còn Layla theo chồng về Iraq , sau một thời gian đã đổ bệnh
và chết. Sau đó một thời gian người ta cũng tìm thấy xác của Qays nằm trên mộ
của một người phụ nữ không rõ danh tính. Chàng đã viết ba dòng thơ cuối cùng
lên phiến đá trên mộ. Phần lớn thơ của Qays ibn al-Mulawwah được viết trước
ngày chàng trở thành người điên. Người đời hiểu rằng Qays trở thành điên là vì
tình, bởi thế họ gọi Qays là “Chàng điên Layla” (tiếng Ả Rập: مجنون ﻟﻴﻠﻲ -
điên vì tình) hoặc đơn giản là Majnun.
Qays ibn al-Mulawwah và giai thoại tình yêu nổi tiếng thế giới
Từ câu chuyện dân gian Ả Rập “Layla và Majnun” đã đi vào văn học Ba Tư. Người đầu tiên trong số các nhà thơ Ba Tư viết về câu chuyện tình của Layla và Majnun là nhà thơ Rudaki, thế nhưng câu chuyện thực sự nổi tiếng sau khi trường ca Layla và Majnun của nhà thơ Nezami (thế kỷ thứ 12) ra đời. Nezami thu thập tất cả những chi tiết thần bí lẫn đời thường của câu chuyện rồi mô tả thành một bức tranh sống động về hai người yêu nhau. Bằng trường ca Layla và Majnun, Nezami đã có sự ảnh hưởng lớn đến nền văn học Ba Tư, nhiều nhà thơ Ba Tư sau đó đã đi viết về đề tài này. Trường ca Layla và Majnun của Nezami mang nhiều nét riêng biệt của văn hóa Ba Tư về quan hệ giữa các nhân vật, về thời gian, nơi chốn vv… Trong trường ca này Layla và Majnun quen biết nhau và họ rơi vào một tình yêu tuyệt vọng từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ yêu nhau tha thiết nhưng không thể gặp nhau công khai vì một sự hằn thù giữa hai gia đình và Layla bị gia đình buộc đi lấy người khác.
Bằng cốt truyện như vậy, câu chuyện Layla và Majnun trở thành một bi kịch của tình yêu bất tử mà 400 năm sau đó William Shakespeare cũng đi theo cách này trong bi kịch Romeo và Juliet. Có những ý kiến, bị các nhà nghiên cứu Shakespeare phản bác, cho rằng bản dịch trường ca Layla và Majnun của Nezami đã có ảnh hưởng đến William Shakespeare khi ông viết Romeo và Juliet.
Theo truyền thống văn hóa Ả Rập, tình yêu của Layla và Majnun được gọi là tình yêu trinh khiết (tiếng Ả Rập: حب عذري, tiếng Anh: Virgin Love, tiếng Ý: Amore Vergine) – nghĩa là những người yêu không bao giờ cưới và chưa bao giờ ân ái với nhau về mặt thể xác. Mô-típ này trở thành phổ biến hầu như khắp thế giới, những câu chuyện tình yêu như “Qays và Lubna”, “Kuthair và Azza”, “Marwa và Al Majnoun Al Faransi”, “Antara và Abla” đều sử dụng mô-típ này. Nhà nghiên cứu người Ba Tư Hekmat thống kê được không dưới 40 phiên bản tiếng Ba Tư và 13 phiên bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của câu chuyện tình “Layla và Majnun”. Còn nhà thư mục Vahid Dastgerdi thì cho rằng nếu đi tìm ở các thư viện khắp thế giới thì sẽ có không dưới 1000 phiên bản của “Layla và Majnun”.
Qays ibn al-Mulawwah và giai thoại tình yêu nổi tiếng thế giới
Từ câu chuyện dân gian Ả Rập “Layla và Majnun” đã đi vào văn học Ba Tư. Người đầu tiên trong số các nhà thơ Ba Tư viết về câu chuyện tình của Layla và Majnun là nhà thơ Rudaki, thế nhưng câu chuyện thực sự nổi tiếng sau khi trường ca Layla và Majnun của nhà thơ Nezami (thế kỷ thứ 12) ra đời. Nezami thu thập tất cả những chi tiết thần bí lẫn đời thường của câu chuyện rồi mô tả thành một bức tranh sống động về hai người yêu nhau. Bằng trường ca Layla và Majnun, Nezami đã có sự ảnh hưởng lớn đến nền văn học Ba Tư, nhiều nhà thơ Ba Tư sau đó đã đi viết về đề tài này. Trường ca Layla và Majnun của Nezami mang nhiều nét riêng biệt của văn hóa Ba Tư về quan hệ giữa các nhân vật, về thời gian, nơi chốn vv… Trong trường ca này Layla và Majnun quen biết nhau và họ rơi vào một tình yêu tuyệt vọng từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ yêu nhau tha thiết nhưng không thể gặp nhau công khai vì một sự hằn thù giữa hai gia đình và Layla bị gia đình buộc đi lấy người khác.
Bằng cốt truyện như vậy, câu chuyện Layla và Majnun trở thành một bi kịch của tình yêu bất tử mà 400 năm sau đó William Shakespeare cũng đi theo cách này trong bi kịch Romeo và Juliet. Có những ý kiến, bị các nhà nghiên cứu Shakespeare phản bác, cho rằng bản dịch trường ca Layla và Majnun của Nezami đã có ảnh hưởng đến William Shakespeare khi ông viết Romeo và Juliet.
Theo truyền thống văn hóa Ả Rập, tình yêu của Layla và Majnun được gọi là tình yêu trinh khiết (tiếng Ả Rập: حب عذري, tiếng Anh: Virgin Love, tiếng Ý: Amore Vergine) – nghĩa là những người yêu không bao giờ cưới và chưa bao giờ ân ái với nhau về mặt thể xác. Mô-típ này trở thành phổ biến hầu như khắp thế giới, những câu chuyện tình yêu như “Qays và Lubna”, “Kuthair và Azza”, “Marwa và Al Majnoun Al Faransi”, “Antara và Abla” đều sử dụng mô-típ này. Nhà nghiên cứu người Ba Tư Hekmat thống kê được không dưới 40 phiên bản tiếng Ba Tư và 13 phiên bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của câu chuyện tình “Layla và Majnun”. Còn nhà thư mục Vahid Dastgerdi thì cho rằng nếu đi tìm ở các thư viện khắp thế giới thì sẽ có không dưới 1000 phiên bản của “Layla và Majnun”.
7 bài thơ
TRONG NGỰC TÔI
TRONG NGỰC TÔI
Trong ngực tôi con tim ai đang gióng
Tôi gọi em nhưng mà em im lặng.
Con tim tôi khổ vì mối âu lo
Tai hoạ này chẳng biết ở đâu ra?
Từ ngày gặp Layla tôi lâm vào tai hoạ
Con tim tôi đau mọi thời gian, mọi ngả!
Có phải mọi người tim đều thế này chăng?
Xin Thượng Đế cho cuộc đời chẳng còn tim!
TÔI ĐAU VÌ TÌNH
Tôi đau vì tình
một nỗi buồn không thể tả.
Tai hoạ ở rất gần
còn em thì đâu đó.
Tôi đang đánh mất niềm hy vọng
đã quen với chia ly.
Người yêu tôi im lặng
coi tôi chẳng ra gì.
Tôi như con chim non
sa vào lưới tình tuyệt vọng
Có một bàn tay vô hình
giữ tôi trong tù hãm.
Giống như con trẻ chơi đùa
nhưng với con chim bị bắt
Trò chơi này có lẽ là
sẽ trở thành cái chết.
Giá mà tôi được thoát ra!
nhưng chẳng biết là có đáng.
Vì con tim cứ hướng tới người ta
mà dây xích thì rất ngắn.
MỘT GÃ CUỒNG
Anh làm gì ư, một gã cuồng
trong buổi chiều xanh thẫm
Anh vẽ hình em trên cát trắng
và anh nói chuyện với đồng hoang.
Anh nghe tiếng kêu của quạ khoang
rơi xuống đất trong đau đớn
Và ngọn gió buồn đang quét đi
bức vẽ của anh trên cát trắng.
trong buổi chiều xanh thẫm
Anh vẽ hình em trên cát trắng
và anh nói chuyện với đồng hoang.
Anh nghe tiếng kêu của quạ khoang
rơi xuống đất trong đau đớn
Và ngọn gió buồn đang quét đi
bức vẽ của anh trên cát trắng.
TÔI ĐANG YÊU
Tôi đang yêu – cơn khát trên sa mạc
không khát bằng cơn khát tình tôi.
Tôi đang yêu - đã cạn khô nước mắt
vì những đêm không ngủ của tôi.
Tôi đang yêu – tôi đã quên cầu nguyện
tôi như một kẻ cuồng điên
Tôi đang yêu – không còn tơ tưởng đến
đền Kaaba và Kinh Koran.
CON XIN THƯỢNG ĐẾ
Con xin Thượng Đế một điều mong
ngoài ra – không còn gì khác:
Hãy cứu người yêu con khỏi đau buồn
cứu người con yêu khỏi điều ác.
Con chẳng cần gì nhiều hơn
Ngài đã rất hào phóng
Tặng cho con tình yêu là sung sướng
là nguồn sáng, là cứu rỗi của con.
Một ngày còn sống – còn yêu và tin
còn hy vọng và chịu đựng
Chỉ tôn thờ một thần tượng
và báu vật gắng giữ gìn.
CHỈ CÓ KẺ ĐANG YÊU
Chỉ có kẻ đang yêu
có quyền được gọi là người.
Ai sống mà không yêu
là mắc tội phạm thánh đấy thôi.
Người tôi yêu bảo tôi như vậy:
“Em chẳng có gì tiếc thương
Chỉ cần được nhìn thấy anh
chỉ cần được chờ anh, mong đợi”.
Chỉ ghen tỵ với kẻ đang yêu
với hạnh phúc nhường ấy
Là niềm khoái lạc ngọt ngào
là gia tài không thể đổi.
TÔI HÔN LÊN DẤU CHÂN
Tôi hôn lên dấu chân của người yêu trên đất
Nó là thằng điên! – Thiên hạ nói về tôi.
Tôi hôn lên đất sét và tôi hôn lên cát
Nơi tôi nhìn ra có dấu chân người.
Tôi hôn lên đất, hôn lên dấu vết
Tôi trở thành điên trước mặt mọi người.
Giờ tôi sống một mình trên sa mạc
Chỉ thú rừng là bè bạn của tôi.